TRƯỞNG PHÁI VIÊN   MÔN PHÁI VÕ BÌNH VIỆT
Văn hóa - Bình đẳng - Vị tha

ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

LỜI NÓI ĐẦU

Võ thuật là một môn nghệ thuật truyền thống có mặt ở mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới với những đặc trưng riêng biệt làm nên bản sắc văn hóa vùng miền mang đậm tính nhân văn chủ nghĩa. Nhưng ngày nay, trong công cuộc hội nhập quốc tế thì hành trình của võ thuật đang vận hành theo hướng hiện đại hóa và toàn cầu hóa.

Võ thuật không chỉ có tác dụng rèn luyện sức khỏe, bảo vệ bản thân mà còn tu dưỡng tâm hồn cho người học. Chính vì thế, mọi người yêu thích và say mê võ thuật đã tìm đến với các môn phái võ thuật như tìm đến một sân chơi lành mạnh, món ăn tinh thần bổ dưỡng để kiện toàn về thể chất, tu dưỡng về tinh thần và thông suốt về trí tuệ. Trong đó, các vị võ sư chính là chiếc cầu nối, chất kết dính giữa đạo và đời, giữa người học với môn phái, cho nên từ xưa đến nay họ đã cố công, ra sức cổ súy và giáo huấn cho môn sinh theo đúng con đường “võ đạo vị nhân sinh” và tinh thần cao quý đó được gọi là “tinh thần thượng võ” với phương châm “đạo võ là đạo đời”.

Người học võ không chỉ để biết đấm, đá, gạt, đỡ là đủ mà còn phải biết tu rèn đạo đức. Phẩm chất cao quý của con nhà võ là dụng võ “vị nhân sinh”, luôn xem lời thầy dạy là khuôn vàng thước ngọc mà cất giữ cho riêng mình, để sau này khi đã trưởng thành mà dụng tài trí sao cho phù hợp với thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Học võ là học đạo làm người, dạy võ là dạy tâm cho đời, lấy tâm mà soi xét mọi việc, dùng tâm mà thấu hiểu mọi điều. Không nên vướng vào vòng danh lợi mà đánh mất phẩm chất con nhà võ, phẩm chất đó được trui rèn bằng sự khổ luyện thanh cao.

Để phát huy truyền thống tốt đẹp đó và để môn phái hoạt động đúng theo quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời giúp cho môn sinh tuân thủ võ quy một cách thông suốt nên Trưởng phái viên Nguyễn Thái Bình đã dày công nghiên cứu và xây dựng nên các quy định chung cho môn phái với các thể lệ như sau:

MỤC LỤC

-  Chương I: Các quy định chung.

-  Chương II: Cơ chế hoạt động.

-  Chương III: Bộ máy tổ chức.

- Chương IV: Điều hành chuyên môn

-  Chương V: Quản trị võ đường.

-  Chương VI: Tiêu chí môn sinh.

-  Chương VII: Hệ thống đào tạo.

-  Chương VIII: Tài chính ngân sách.

-  Chương IX: Quy tắc thưởng phạt.

-  Chương X: Điều khoản thi hành.

 
  • Ghi chú: Bản điều lệ là tài liệu học tập dành cho môn sinh các cấp.

​Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Tuyên hiệu môn phái

1. Tên gọi môn phái:

a) Tên gọi chính bằng tiếng Việt: Võ Đạo Bình Định Việt Nam;

b) Tên gọi tắt bằng tiếng Việt: Võ Bình Việt;

c) Tên gọi chính bằng tiếng Anh: Vietnamese Binhdinh Vodao;

d) Tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Viet Binh Vo;

e) Tên viết tắt chính thức: VBV;

2. Ngày lập môn phái: Ngày 01 tháng 01 năm 2000.

3. Nơi lập môn phái: Bến Tre (Việt Nam).

4. Người lập môn phái: Trưởng phái viên Nguyễn Thái Bình.

5. Sáng tổ môn phái:

a) Tổ sư môn phái: Quốc tổ Hùng Vương (2919 - 2794 TCN);

b) Thánh sư môn phái: Hoàng đế Quang Trung (1753 – 1792);

c) Tiên sư môn phái: Đại sư Võ Bình Minh (1858 - 1939);

d) Tông sư môn phái: Đại sư Võ Bình Công (1911 - 2006);

e) Trưởng sư môn phái: Đại sư Võ Bình Trí (1957 - 2006);

Điều 2. Biểu trưng môn phái

1. Phù hiệu môn phái: Hình lăng khiên, nền xanh viền đỏ, ở giữa hình tròn màu đỏ chiến binh màu vàng, hai bên âm dương màu trắng và đen, xung quanh dòng chữ màu đỏ VÕ BÌNH VIỆT ở vòng cung trên và VBV ở vòng cung dưới.


Phù hiệu môn phái
 
2. Kỳ hiệu môn phái: Hình chữ nhật, có chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài, nền xanh viền đỏ, ở giữa có phù hiệu môn phái bằng hai phần năm (2/5) chiều rộng của kỳ hiệu.
 

Kỳ hiệu môn phái
 
3. Huy hiệu môn phái: Hình tròn, nền xanh viền đỏ, ở giữa hình tròn trống đồng chim lạc màu vàng, vua Hùng Vương màu vàng, hai bên âm dương trắng và đen, xung quanh dòng chữ màu đỏ VÕ BÌNH VIỆT ở vòng cung trên và TỔ ĐƯỜNG ở vòng cung dưới.
 

Huy hiệu môn phái
 
4. Ca hiệu môn phái: Nhạc và lời của bài hát Khỏe vì nước, tác giả Hùng Lân.

5. Khẩu hiệu môn phái: Vượt khó - Bền bỉ - Vững vàng.

Điều 3. Ngũ quy môn phái

1. Yêu nước thương nòi.

2. Kính tổ trọng thầy.

3. Quý bạn mến khách.

4. Rèn đức luyện tài.

5. Bền gan vững chí.

Điều 4. Tiêu chí môn phái

1. Thời gian hoạt động: Môn phái hoạt động với thời gian là vô hạn định.

2. Tôn chỉ hoạt động: Văn hóa – Bình đẳng – Vị tha.

3. Mục đích hoạt động: Vinh danh - Bảo tồn – Vươn xa.

4. Lĩnh vực hoạt động:  Võ thuật - Võ nhạc - Võ y - Võ lý - Võ đạo.

5. Ngôn ngữ chính thức bằng tiếng Việt, ngôn ngữ giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh. Các văn bản chính thức được làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh đều có giá trị pháp lý như nhau.

Điều 5. Nguyên tắc môn phái

1. Tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

2. Tập trung, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.

3. Lấy võ đạo làm kim chỉ nam hành động, không vì mục đích lợi nhuận.

4. Mọi môn sinh luôn gắn bó mật thiết với nhau như con một cha, thương yêu, dìu dắt nhau như anh em ruột một nhà.

5. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật và điều lệ.

Chương II
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG


Điều 6. Phạm vi hoạt động

1. Môn phái hoạt động trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và có thể mở rộng thêm chi nhánh ra nước ngoài theo luật định.

2. Trụ sở chính đặt tại số nhà 374, tổ 2B, ấp Tân Long 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, nước Việt Nam.

3. Môn phái có thể thiết lập một võ đường tại các thành phố hay địa điểm đông dân cư với sự chấp thuận của chính quyền địa phương.

4. Môn phái có thể thiết lập những võ đường vệ tinh tại các địa điểm dân cư khác cấp dưới của võ đường với sự chấp thuận của chính quyền địa phương.

5. Môn phái có thể mở văn phòng đại diện đặt tại các võ đường để quản lý khu vực theo đơn vị hành chính.
 
 Điều 7. Thiết chế hoạt động

1. Môn phái là một tổ chức quần chúng mang tính truyền thống, quy tụ các nam nữ thanh thiếu niên và người tự nguyện đăng ký học, gia nhập võ phái.

2. Môn phái có con dấu, tài khoản riêng, tuân theo hiến pháp, pháp luật và điều lệ.

3. Môn phái có thể cho ra lệnh hoặc đồng ý để cho các võ đường tạm ngưng hoạt động vì một vài lý do khách quan cho đến khi vượt qua những trở ngại đó.

4. Môn phái có thể cho phép các võ đường tổ chức sinh hoạt theo huy hiệu và lề lối riêng được gọi là đường quy nhưng vẫn đảm bảo đúng theo điều lệ và pháp luật (qui chế tổ chức các võ đường này sẽ được minh định trong một văn kiện đặc biệt).

5. Môn phái giảng dạy kiến thức cho môn sinh về tinh thần võ đạo, tính kỷ luật và tình đồng đạo trong giờ giáo dục tinh thần nhưng không bàn đến các vấn đề liên quan đến chính trị hay tôn giáo bất kỳ.

Điều 8. Quyền hạn môn phái

1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của môn phái.

2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và quyết định thưởng phạt môn sinh trong quá trình hoạt động.

3. Tham gia, ý kiến vào các văn bản, sự kiện liên quan đến lĩnh vực hoạt động.

4. Phối hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân để cung cấp dịch vụ, gây quỹ hoạt động và thực thi nhiệm vụ.

5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, truyền bá võ học, thi cấp bậc và phát chứng nhận.

Điều 9. Nhiệm vụ môn phái

1. Tổ chức, phát triển phong trào võ thuật theo đường lối thể thao và pháp luật.

2. Tăng cường hợp tác hữu nghị với các liên đoàn võ thuật và môn phái bạn ở trong và ngoài nước.

3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân để biên soạn, xuất bản tài liệu, gây quỹ hoạt động, xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo tài năng và phát triển nguồn lực.

4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, truyền bá võ học, thi đấu biểu diễn, thi cấp bậc và phát chứng nhận.

5. Xây dựng quy tắc đạo đức, hòa giải mâu thuẫn nội bộ và quyết định thưởng phạt môn sinh trong quá trình hoạt động.

Điều 10. Phân cấp môn phái

1. Hiệu đường môn phái (cấp 1): Quản lý trực tiếp các môn sinh đăng ký theo học.

2. Chi đường môn phái (cấp 2): Quản lý trực tiếp các Hiệu đường môn phái ở các xã phường.

3. Phân đường môn phái (cấp 3): Quản lý trực tiếp các Chi đường môn phái ở các huyện thị.

4. Liên đường môn phái (cấp 4): Quản lý trực tiếp các Phân đường môn phái ở các tỉnh thành.

5. Tổng đường môn phái (cấp 5): Quản lý trực tiếp các Liên đường môn phái ở các quốc gia.

Chương III
BỘ MÁY TỔ CHỨC


Điều 11. Đại hội đại biểu môn phái

1. Thời gian đại hội:

a) Đại hội đại biểu toàn môn phái phải họp định kỳ 5 năm 1 lần;

b) Trường hợp đặc biệt Hội đồng quản trị sẽ triệu tập Đại hội bất thường;

c) Hàng năm, môn phái sẽ tổ chức Hội nghị thường niên để họp Hội đồng quản trị nhằm tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động trong năm và đề ra phương hướng, kế hoạch cho năm tới với thời gian tổ chức Hội nghị phải trước ngày đại hội 2 tuần lễ (nếu năm đó có tổ chức đại hội);

d) Các Ban chuyên môn môn phái và Hội đồng quản đốc Tổng/Liên/Phân/Chi đường họp định kỳ 3 tháng một lần vào chủ nhật của tuần đầu tiên trong tháng đầu tiên của quý và cuối năm họp trước Hội nghị 2 ngày;

e) Hội đồng quản nhiệm võ đường họp định kỳ mỗi tháng một lần vào chủ nhật của tuần đầu tiên trong tháng và trước ngày họp của các Ban chuyên môn môn phái và Hội đồng quản đốc Tổng/Liên/Phân/Chi đường môn phái 1 ngày (nếu tháng đó có họp các Ban chuyên môn môn phái và Hội đồng quản đốc Tổng/Liên/Phân/Chi đường môn phái);

2. Đại hội đại biểu môn phái được tổ chức tại Tổ đường môn phái dưới sự chủ trì của Trưởng phái viên (ngoại trừ trường hợp ngoại lệ ở điểm c của khoản 3 thuộc điều 12).

3. Quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội đại biểu:

a) Báo cáo thực hiện công tác trong 5 năm vừa qua;

b) Xét và thông qua phương hướng cũng như kế hoạch cho 5 năm tiếp theo;

c) Lấy ý kiến đại hội đúc kết, thẩm tra báo cáo Trưởng phái viên;

d) Thẩm tra và quyết định kinh phí hoạt động;

e) Lấy ý kiến đại hội đề xuất Trưởng phái viên sửa đổi điều lệ môn phái;

4. Đại biểu chính thức tham dự đại hội:

a) Đại biểu chính thức tham dự đại hội đại biểu võ phái như sau:

- Cấp Hiệu đường môn phái: Môn sinh hữu quyền (từ cấp 5 trở lên)

- Cấp Chi đường môn phái: Môn sinh hữu quyền (từ cấp 9 trở lên)

- Cấp Phân đường môn phái: Môn sinh hữu quyền (từ cấp 13 trở lên)

- Cấp Liên đường môn phái: Môn sinh hữu quyền (từ cấp 17 trở lên)

- Cấp Tổng đường môn phái: Môn sinh hữu quyền (từ cấp 20 trở lên)

b) Đại biểu chính thức tham dự đại hội môn phái là tất cả các võ sinh hữu quyền (từ cấp 20 trở lên);

c) Đại biểu tham dự Hội nghị thường niên bao gồm tất cả các thành viên Hội đồng quản trị môn phái, Hội đồng quản đốc Tổng/Liên/Phân/Chi đường môn phái và Hội đồng quản nhiệm Hiệu đường môn phái.

d) Số lượng đại biểu tham dự đại hội do Hội đồng quản trị môn phái quy định;

e) Phải có ít nhất hai phần ba 2/3 số đại biểu được triệu tập (đại hội mới có giá trị);

5. Thể thức bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín:

a) Thành phần cử tri bao gồm tất cả các võ sinh hữu quyền tham dự đại hội đại biểu;

b) Định túc số của thành phần cử tri tham dự đầu phiếu là ba phần tư (3/4) tổng số cử tri hữu quyền của môn phái (biểu quyết hoặc đầu phiếu với thành phần cử tri ít hơn định túc số này vô giá trị);

c) Các cử tri không được ủy nhiệm, đại diện cho ai hành sử quyền đầu phiếu này;

d) Phải hội đủ hai phần ba (2/3) tổng số phiếu hợp lệ của định túc số cử tri mới được chọn (nếu không có tiêu chí nào hội đủ điều kiện này, sẽ bầu lại vòng thứ 2 khi đó tiêu chí nào được nhiều phiếu hơn sẽ được chọn);

e) Biên bản kết quả cuộc đầu phiếu này phải được làm ngay sau khi tuyên đọc kết quả cuộc khui thăm và phải gồm đủ chữ ký của các cử tri hiện diện trong cuộc đầu phiếu.

Điều 12. Trưởng phái viên môn phái

1. Quyền hạn Trưởng phái viên:

a) Trưởng phái viên là người đại diện pháp nhân cao nhất của môn phái;

b) Trưởng phái viên có sứ vụ chỉ đạo điều hành võ phái và quản trị các võ đường của môn phái;

c) Trưởng phái viên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng quản trị môn phái, gồm 5 Ban chuyên môn như sau: Quản trị, Nghiên cứu, Huấn luyện, Ngoại vụ và Cố vấn;

d) Trưởng phái viên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng quản đốc các Tổng/Liên/Phân/Chi đường môn phái, gồm 5 Ban chuyên môn như sau: Quản đốc, Nghiên cứu, Huấn luyện, Ngoại vụ và Cố vấn;

e) Trưởng phái viên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng quản nhiệm Hiệu đường môn phái, gồm 5 Ban chuyên môn như sau: Quản nhiệm, Nghiên cứu, Huấn luyện, Ngoại vụ và Cố vấn;

2. Nhiệm vụ Trưởng phái viên:

a) Trưởng phái viên quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm các thành viên trong Hội đồng quản trị môn phái, Hội đồng quản đốc Tổng/Liên/Phân/Chi đường môn phái và Hội đồng quản nhiệm Hiệu đường môn phái bằng sự vụ lệnh trực tiếp;

b) Trưởng phái viên phê duyệt, ký các văn bản quan trọng trong môn phái;

c) Trưởng phái viên đại diện võ phái chứng nhận cấp bậc cho môn sinh;

d) Trưởng phái viên xác nhận trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng trọng tài, huấn luyện viên và vận động viên các cấp;

e) Trưởng phái viên hoạch định đường lối, phương hướng phát triển môn phái và võ đường một cách bền vững;

3. Truyền thừa Trưởng phái viên:

a) Nếu Trưởng phái viên thoái vị thì sẽ trở thành cố vấn tối cao và người kế nhiệm sẽ do Trưởng phái viên chỉ định thay thế;

b) Nếu Trưởng phái viên qua đời có để lại di chúc thì Trưởng phái viên kế nhiệm sẽ là người có tên ghi trong di chúc;

c) Nếu Trưởng phái viên qua đời có để lại di chúc nhưng không ghi tên người kế nhiệm hoặc không để lại di chúc thì Trưởng tràng môn phái sẽ tạm thời xử lý thường vụ sứ vụ Trưởng phái viên để triệu tập một đại hội bất thường vào ngày đầu của tháng thứ 4 (tính từ ngày Trưởng phái viên qua đời) với mục đích bầu tân Trưởng phái viên;

d) Sự đề cử các ứng cử viên tân Trưởng phái viên sẽ có tính bắt buộc như sau:

- Trưởng tràng môn phái hay người kế nhiệm được qui định ở điểm b và c của khoản 3 thuộc điều này

- 2 võ sư có đai vạch cao nhất, được tính theo trình tự thâm niên tập luyện (không kể thời gian gián đoạn) rồi mới đến cao niên tuổi tác

e) Các vị này không có quyền thoái nhiệm khi trúng cử;

4. Tấn phong Trưởng phái viên:

a) Trưởng tràng môn phái triệu tập đại hội để tấn phong tân Trưởng phái viên vào:

- 3 ngày sau khi tang lễ (trong trường hợp có để lại di chúc truyền kế)

- 3 ngày sau khi lập biên bản đắc cử (trường hợp không để lại di chúc, hay có để lại di chúc nhưng không ghi tên người kế nhiệm)

b) Tân Trưởng phái viên sẽ tuyên thệ nhậm chức và chấp lãnh ấn tín Trưởng phái viên trước bàn thờ tổ phái, cùng sự chứng kiến của toàn thể đại hội tấn phong;

c) Lễ tiết tấn phong được quy định bởi một văn kiện đặc biệt và được cử hành theo đúng nghi thức truyền thống võ phái trong định giới đại hội đại biểu;

d) Sau khi lễ tấn phong hoàn tất, một biên bản theo mẫu gồm chữ ký của các võ sinh hữu quyền (cấp 20 trở lên) chứng kiến sẽ được công bố trễ nhất là 24 giờ sau khi chữ ký cuối cùng được lấy xong tại đại hội trước toàn thể võ sinh và công luận bằng văn thư và mọi thể thức thông đạt khả hữu khác;

e) Các ngoại nhân hay võ sinh vô thẩm quyền không được dự lễ tấn phong này;

5. Tư cách Trưởng phái viên:

a) Luôn tu dưỡng đạo đức tác phong, ngôn phong chuẩn mực;

b) Luôn phấn đấu học tập, trao dồi tri thức bản thân;

c) Luôn xem đồ đệ như anh em huyết thống tình thâm;

d) Luôn dốc lòng truyền thụ võ thuật, võ nhạc, võ y, võ lý và tinh thần võ đạo;

e) Luôn đặt tổ quốc lên hàng đầu và thượng tôn pháp luật;

Điều 13. Trưởng tràng võ phái

Trưởng tràng võ phái chịu trách nhiệm về mọi hoạt động:

1. Chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản trị võ phái và Ban quản trị võ phái.

2. Báo cáo trước Hội đồng quản trị võ phái về dự thảo báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động để đọc tại Hội nghị và Đại hội.

3. Phối hợp mọi hoạt động các Ban chuyên môn võ phái để tìm hiểu ưu, khuyết điểm các thành viên Hội đồng quản trị võ phái, Hội đồng quản đốc Tổng/Liên/Phân/Chi đường võ phái, Hội đồng quản nhiệm Hiệu đường võ phái và kiểm soát phong độ, hành động của võ sinh môn đệ, cùng đề nghị các biện pháp thích hợp về thưởng phạt và cải tiến.

4. Kiểm soát sự thu, chi của Cán tràng võ phái và phối kiểm mọi tài liệu ấn hành trong sinh hoạt: Học tập, lưu hành, thông tin, báo chí, quảng cáo.

5. Phối hợp với các Ban chuyên môn võ phái để kiểm soát, đôn đốc hoạt động Hội đồng quản đốc Tổng/Liên/Phân/Chi đường võ phái hoặc Hội đồng chủ nhiệm Hiệu đường võ phái.

Điều 14. Giám tràng võ phái

Giám tràng võ phái có nhiệm vụ:

1. Giúp việc cho Trưởng tràng võ phái theo sự phân công trực tiếp.

2. Điều hành văn phòng Tổ đường võ phái, phụ trách công tác văn thư, lưu trữ thông tin.

3. Thông báo và lập biên bản các phiên họp Hội đồng quản trị võ phái và các Ban chuyên môn võ phái.

4. Lập hồ sơ danh tính và cấp bậc các võ sinh.

5. Báo cáo tổng kết hoạt động và phương hướng phát triển trước Trưởng phái viên và Hội đồng quản trị võ phái trong Hội nghị và Đại hội.

Điều 15. Cán tràng võ phái

Cán tràng võ phái có nhiệm vụ:

1. Chịu trách nhiệm công tác tài chính.

a) Phối hợp với các Ban chuyên môn võ phái để khuếch trương tài sản, lợi tức và ngân quỹ;

b) Lập kế hoạch tài chính và quyết toán thu chi hằng năm để báo cáo Trưởng phái viên và Hội đồng quản trị võ phái;

c) Thường xuyên chịu sự kiểm soát tài chính của Trưởng phái viên và Trưởng tràng võ phái;

d) Quản trị tài sản, lợi tức và ngân quỹ (thể thức quản trị theo điều khoản nơi Chương VIII);

e) Báo cáo và tường trình về mọi chất chính trước Đại hội và Hội nghị về tinh hình tài chính võ phái;

2. Thay mặt Ban quản trị võ phái giải quyết các công việc chung.

3. Theo dõi hoạt động Hội đồng quản trị võ phái, Hội đồng quản đốc Tổng/Liên/Phân/Chi đường võ phái và Hội đồng quản nhiệm Hiệu đường võ phái.

Chương IV
ĐIỀU HÀNH CHUYÊN MÔN


Điều 16. Ban quản trị võ phái

1. Ban quản trị võ phái gồm: 1 Trưởng tràng, 2 Giám tràng và 3 Cán tràng.

2. Ban quản trị võ phái là cơ quan lãnh đạo cao nhất của võ phái.

3. Ban quản trị võ phái có nhiệm vụ thay mặt Hội đồng quản trị võ phái điều hành mọi hoạt động của võ phái theo nghị quyết của Đại hội, Hội nghị và Hội đồng quản trị võ phái.

4. Ban quản trị võ phái có thể tạm thời thay mặt Trưởng phái viên điều hành công tác võ phái theo chỉ vụ khi Trưởng phái viên vắng mặt.

5. Ban quản trị võ phái quyết định những công việc khẩn cấp.

Điều 17. Ban nghiên cứu võ phái

Ban nghiên võ phái cứu có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu để hoạch định đường lối cho võ phái, hệ thống hóa kỹ thuật đặc trưng võ phái, xây dựng nền võ thuật truyền thống ngày càng lớn mạnh.

2. Nghiên cứu, hệ thống hóa kỹ thuật hiện đại của các võ phái khác để phối hợp hợp lý với đặc trưng võ phái.

3. Soạn thảo chương trình, kế hoạch, biện pháp để đẩy mạnh mọi hoạt động cũng như cải tiến phương pháp sư phạm huấn luyện và khoa học tập luyện.

4. Soạn thảo, sưu tầm và dịch các tài liệu quốc tế thuộc phạm vi giáo dục tinh thần và kỹ thuật chuyên môn.

5. Hội ý Trưởng tràng võ phái về việc phối kiểm các tài liệu sinh hoạt của võ phái cũng như các Tổng/Liên/Phân/Chi đường và Hiệu đường võ phái (mọi dự thảo hoạch định chỉ được thực thi khi có sự chấp thuận của Trưởng phái viên và Hội đồng quản trị võ phái).

Điều 18. Ban huấn luyện võ phái

Ban huấn luyện võ phái có nhiệm vụ:

1. Huấn luyện võ thuật, võ nhạc, võ y, võ lý và tinh thần võ đạo cho các võ sinh.

2. Theo dõi và kiểm soát sự tiến bộ võ sinh về thể lực, kỹ thuật và tác phong.

3. Đề nghị cải tiến chương trình huấn luyện và nghiệp vụ sư phạm.

4. Hướng dẫn kỹ thuật cho các buổi trình diễn, khảo thí và tranh giải.

5. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho huấn luyện viên, trọng tài, chọn các huấn luyện viên và trọng tài gửi đi tập huấn cao hơn.

Điều 19. Ban ngoại vụ võ phái

Ban ngoại vụ võ phái có nhiệm vụ:

1. Soạn thảo dự án, điều lệ tổ chức giải thi đấu:

a)  Cấp Hiệu đường võ phái mỗi năm một lần;

b) Cấp Chi đường võ phái hai năm một lần;

c) Cấp Phân đường võ phái ba năm một lần;

d) Cấp Liên đường võ phái bốn năm một lần;

e) Cấp Tổng đường võ phái năm năm một lần;

2. Nghiên cứu điều lệ các giải quốc gia và quốc tế để có kế hoạch động viên, hỗ trợ mọi mặt cho các đơn vị tham gia giải từ cấp tỉnh trở lên.

3. Soạn thảo dự án, quy chế, động viên, hỗ trợ các võ đường tổ chức khảo thí cấp bậc, phối hợp Ban huấn luyện đào tạo và giới thiệu võ sinh dự thi trọng tài các cấp.

4. Phụ trách công tác giao tế, quan hệ với các liên đoàn võ thuật trong và ngoài nước.

5. Chịu trách nhiệm về các khánh tiết võ phái và theo dõi các giải quốc tế.

Điều 20. Ban cố vấn võ phái

1. Ban cố vấn võ phái gồm các võ sư thượng đẳng do Hội đồng quản trị võ phái mời tham gia.

2. Trưởng phái viên sẽ mời các bậc chân sư trong làng võ để làm cố vấn chuyên môn cho mọi công tác chỉ đạo quản trị.

3. Ban cố vấn võ phái theo dõi hoạt động Hội đồng quản trị võ phái và đóng góp ý kiến để võ phái ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

4. Ban cố vấn võ phái không được tham dự Đại hội đại biểu toàn võ phái và Hội nghị thường niên võ phái.

5. Ban cố vấn võ phái không được tham dự trị sự nội bộ võ phái.

Chương V
QUẢN TRỊ VÕ ĐƯỜNG


Điều 21. Hội đồng quản trị võ phái

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị võ phái:

1. Xây dựng kế hoạch thực thi nghị quyết Đại hội đại biểu võ phái.

2. Triệu tập Đại hội thường kỳ, bất thường và Hội nghị thường niên.

3. Làm báo cáo và phương hướng kế hoạch công tác để báo cáo ngay trước Đại hội và Hội nghị.

4. Làm quyết định thưởng phạt đối với các võ sinh từ cấp Ủy viên Ban quản trị võ phái trở xuống.

5. Nghiên cứu báo cáo võ đường để kịp thời ra quyết định thay thế, bổ sung các Quản đốc Tổng/Liên/Phân/Chi đường võ phái hoặc Quản nhiệm Hiệu đường võ phái trình lên Trưởng phái viên võ phái phê duyệt và ra quyết định.

Điều 22. Hội đồng quản đốc/quản nhiệm võ đường võ phái

1. Hội đồng quản đốc/quản nhiệm võ đường võ phái bao gồm:

a) 1 Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái;

b) 2 Phó Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái: 1 phụ trách Thư ký và 1 phụ trách Thủ quỹ;

c) 3 Ủy viên võ đường võ phái: Phụ trách công tác chung;

d) 3 Ban chuyên môn: Phụ trách về Nghiên cứu, Huấn luyện và Ngoại vụ;

e) 1 Ban cố vấn: Cố vấn chuyên môn, nghiệp vụ cho hoạt động của võ đường võ phái;

3. Số lượng thành viên trong các Ban chuyên môn có thể gia giảm chiếu theo nhu cầu của từng võ đường võ phái sở quan.

4. Hội đồng quản đốc/quản nhiệm võ đường võ phái có nhiệm kỳ:

a) Cấp Hiệu đường võ phái: Nhiệm kỳ 1 năm;

b) Cấp Chi đường võ phái: Nhiệm kỳ 2 năm;

c) Cấp Phân đường võ phái: Nhiệm kỳ 3 năm;

d) Cấp Liên đường võ phái: Nhiệm kỳ 4 năm;

e) Cấp Tổng đường võ phái: Nhiệm kỳ 5 năm;

5. Thành viên Hội đồng quản đốc/quản nhiệm võ đường võ phái bao gồm:

a) Cấp Hiệu đường võ phái: Võ sinh hữu quyền (từ cấp 5 trở lên).

b) Cấp Chi đường võ phái: Võ sinh hữu quyền (từ cấp 9 trở lên).

c) Cấp Phân đường võ phái: Võ sinh hữu quyền (từ cấp 13 trở lên).

d) Cấp Liên đường võ phái: Võ sinh hữu quyền (từ cấp 17 trở lên).

e) Cấp Tổng đường võ phái: Võ sinh hữu quyền (từ cấp 20 trở lên).

Điều 23. Trách nhiệm võ đường võ phái

1. Võ đường võ phái có thể tổ chức một Ban quản đốc/quản nhiệm võ đường võ phái riêng để điều hành mọi công việc.

2. Võ đường võ phái tổ chức chiêu sinh, hướng dẫn mọi người đăng ký tập luyện, tổ chức thi đấu, biểu diễn và khảo thí cấp bậc theo quy chế chuyên môn.

3. Võ đường võ phái tổ chức huấn luyện võ thuật, võ nhạc, võ y, võ lý và võ đạo theo điều lệ và pháp luât.

4. Võ đường võ phái tổ chức gây quỹ và thực thi nhiệm vụ theo điều lệ và pháp luật.

5. Võ đường võ phái kỷ luật võ sinh vi phạm quy tắc võ đường võ phái, quy chế chuyên môn, điều lệ võ phái và pháp luật nhà nước, báo cáo kịp thời khẩn cấp lên thượng cấp về những sự việc vượt quá giới hạn về chức năng và nhiệm vụ.

Điều 24. Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái

1. Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái do Trưởng phái viên bổ nhiệm:

a) Trong trường hợp Trưởng phái viên vắng mặt, Trưởng tràng võ phái hoặc một vị trong Hội đồng quản trị võ phái được ủy quyền bằng văn thư Trưởng phái viên sẽ tạm thời bổ nhiệm chức vụ;

b) Sự bổ nhiệm tạm thời này phải được chính thức hóa ngay sau khi Trưởng phái viên tái nhiệm phần vụ vừa ủy quyền này;

2. Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái được quyền tổ chức một Ban quản đốc/quản nhiệm võ đường võ phái và các Ban chuyên môn để điều hành mọi công việc võ đường võ phái do mình điều khiển với sự chấp thuận Trưởng phái viên và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Trưởng phái viên và Hội đồng quản trị võ phái cũng như trước Hội nghị thường niên và Đại hội đại biểu toàn võ phái.

3. Trong trường hợp Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái phạm những lỗi lầm quan trọng thì Trưởng phái viên và Hội đồng quản trị võ phái có thể cách chức và bổ nhiệm người khác thay thế, hoặc tạm giải tán võ đường võ phái, khi đó một ủy ban đặc biệt sẽ được chỉ định để thực thi các quyết định này.

4. Trong trường hợp Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái bị cách chức mà có đầu tư vào sinh hoạt của võ đường võ phái, những vị này có thể khiếu nại lên Trưởng phái viên và Hội đồng quản trị võ phái để yêu cầu được bồi hoàn những tài vật dụng cụ theo thời giá, ngoài ra, không được đòi hỏi thêm một phí khoản nào khác.

5. Khi Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái vì một lý do nào đó qua đời hay vắng mặt lâu dài, vị Phó Giám đốc/Phó Chủ nhiệm võ đường võ phái sẽ xử lý thường vụ công việc của võ đường trong khi chờ đợi có sự bổ nhiệm người thay thế chính thức bởi Trưởng phái viên và Hội đồng quản trị võ phái để điều hành công việc chung.

Điều 25. Hoạt động võ đường võ phái

1. Trong trường hợp võ đường võ phái đóng cửa, đình chỉ hoạt động, giải tán hay tự giải tán vì bất cứ một lý do nào thì Trưởng phái viên và Hội đồng quản trị võ phái không chấp nhận mọi sự khiếu nại hoặc lời thỉnh cầu xin tài trợ nào cả, trừ những trường hợp thật sự đặc biệt.

2. Các tài sản và trái khoản phải thanh toán chậm nhất là 2 tuần lễ sau khi các cơ sở này ngưng hoạt động;

3. Võ phái không chịu trách nhiệm về bất cứ hoạt động nào trái với tôn chỉ, mục đích và tinh thần của điều lệ này.

4. Võ đường võ phái huấn luyện, giảng dạy kỹ thuật chuyên môn theo đúng chương trình khung của võ phái.

5. Võ đường võ phái phải phát huy cao độ tinh thần hướng đạo của võ phái vì một sắc áo, màu cờ chung.

Chương VI
TIÊU CHÍ VÕ SINH


Điều 26. Đối tượng võ sinh võ phái

1. Không phân biệt giới tính, tôn giáo và quốc tịch, người yêu thích võ thuật có tuổi từ 6 trở lên đều có thể xin nhập học tại các võ đường võ phái.

2. Hồ sơ nhập học gồm có:

a) 1 đơn xin vào học (theo mẫu);

b) 1 giấy khai sinh (hoặc thay thế);

c) 2 tấm hình 3 x 4 (mới chụp);

d) 1 Sơ yếu lý lịch trích ngang (theo mẫu);

e) 1 biên lai học phí;

Điều 27. Điều kiện gia nhập võ phái

1. Có tư cách đạo đức của một công dân.

2. Tự nguyện làm đơn xin gia nhập (theo mẫu).

3. Đã hoàn thành chương trình học đai đen bốn vạch (cấp 4) và đạt đai xanh một vạch (cấp 5) trở lên và được võ sư phụ trách trực tiếp giới thiệu.

4. Tham dự lớp tập huấn cảm tình viên do võ đường sở tại tổ chức.

5. Đã làm lễ nhập môn bái sư trước bàn thờ tổ sư võ phái và võ sư đại diện võ phái chứng nhận võ sinh.

Điều 28. Điều kiện xuất môn võ phái

1. Võ sinh tự ý nghỉ tập luyện, sinh hoạt tại võ đường võ phái từ 3 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng xem như từ bỏ võ đường võ phái và sẽ bị xóa tên khỏi danh sách quản lý của võ đường võ phái.

2. Võ sinh không liên lạc với tổ chức võ phái từ 3 năm trở lên mà không có lý do chính đáng xem như từ bỏ võ phái và sẽ bị xóa tên khỏi danh sách võ sinh võ phái.

3. Võ sinh muốn ra khỏi võ phái tạm thời hay vĩnh viễn đều phải làm đơn (theo mẫu) gửi Hội đồng quản trị võ phái và Trưởng phái viên (trong đơn nêu rõ lý do xin nghỉ).

4. Trước khi rời khỏi võ phái võ sinh phải bàn giao công việc, cơ sở vật chất, tài chính mà mình phụ trách cho Hội đồng quản trị võ phái hoặc Ban quản đốc/quản nhiệm võ đường võ phái (nếu là võ sinh công tác tại võ đường võ phái).

5. Việc khai trừ võ sinh ra khỏi võ phái hoặc xin tái nhập võ phái chỉ dành cho sự phán quyết duy nhất của Trưởng phái viên.

Điều 29. Quyền lợi võ sinh võ phái

1. Học viên đã theo học hết chương trình và trúng tuyển đai xanh một vạch (cấp 5) trở lên sẽ được chính thức ghi danh là võ sinh và được hưởng mọi quyền lợi dành cho võ sinh.

2. Học viên và võ sinh đều được võ phái bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như sẽ được võ phái và đồng sinh giúp đỡ trong việc hiếu hỉ hay hoạn nạn hoặc thể theo lời yêu cầu tùy khả năng.

3. Võ sinh được quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề chung của: 

a) Cấp Hiệu đường võ phái: Võ sinh hữu quyền (từ cấp 5 trở lên).

b) Cấp Chi đường võ phái: Võ sinh hữu quyền (từ cấp 9 trở lên).

c) Cấp Phân đường võ phái: Võ sinh hữu quyền (từ cấp 13 trở lên).

d) Cấp Liên đường võ phái: Võ sinh hữu quyền (từ cấp 17 trở lên).

e) Cấp Tổng đường võ phái: Võ sinh hữu quyền (từ cấp 20 trở lên).

4. Học viên nào đã được chính thức ghi danh võ sinh nhưng hoàn cảnh không thể tập luyện được nhưng vẫn thường xuyên liên lạc với võ phái (như đóng võ phí, thông báo địa chỉ khi thay đổi, theo dõi hoặc tham gia sinh hoạt tại võ đường võ phái) được công nhận võ sinh và hưởng mọi quyền lợi qui định trong các điều khoản nơi chương này.

5. Võ sinh được phát huy tài năng cá nhân, sáng kiến khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp bằng con đường võ học.

Điều 30. Nghĩa vụ võ sinh võ phái

1. Phải chấp hành điều lệ võ phái, quy định võ đường và pháp luật nhà nước.

2. Phải tuân thủ mệnh lệnh của Trưởng phái viên và võ sư phụ trách.

3. Phải tham gia tập luyện đều đặn và góp phần phát triển võ phái.

4. Phải có thái độ, tinh thần hướng đạo mọi lúc, mọi nơi bằng tính tự giác bản thân.

5. Phải đóng học phí (có biên lai) trễ nhất là ngày 5 mỗi tháng, võ phí trong thời hạn từ ngày 1 đến 10 mỗi tháng và lệ phí thi đầy đủ đúng quy định (các phí này sẽ do Hội đồng quản trị võ phái ấn định).

Chương VII
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO


Điều 31. Phân định đai đẳng

1. Võ phái có 5 đai tương ứng với 5 màu sắc khác nhau được sử dụng để phân định trình độ chuyên môn mà võ sinh được đào tạo.

2. Thứ tự của 5 màu đai được xếp theo trình tự từ thấp lên cao:

a) Đai đen (huyền đai);

b) Đai xanh (lam đai);

c) Đai trắng (bạch đai);

d) Đai vàng (hoàng đai);

e) Đai đỏ (hồng đai);

3. Mỗi đai có tối đa 4 đẳng từ thấp lên cao: Từ 1 đẳng đến 4 đẳng.

4. Đẳng có màu là màu của đai tiếp theo: Xanh - trắng - vàng - đỏ - đen.

5. Đai của Trưởng phái viên không có đẳng mà có 4 sọc màu từ dưới lên trên: Đen - xanh - trắng - vàng.

Điều 32. Phân định cấp bậc

1. Võ phái có 20 cấp học đào tạo.

2. Thứ tự các cấp học từ thấp lên cao: Từ cấp 1 đến cấp 20.

3. Võ phái có 5 bậc học đào tạo.

4. Thứ tự các bậc học từ thấp lên cao:

a) Học thuật viên;

b) Võ sinh viên;

c) Hướng dẫn viên;

d) Huấn luyện viên;

e) Võ giáo viên;

5. Các cấp tương ứng trong mỗi bậc học:

a) Học thuật viên (cấp 1 đến cấp 4);

b) Võ sinh viên (cấp 5 đến cấp 8);

c) Hướng dẫn viên (cấp 9 đến cấp 12);

d) Huấn luyện viên (cấp 13 đến cấp 16);

e) Võ giáo viên (cấp 17 đến cấp 20);

Điều 33. Phân định thời gian

1. Học thuật viên: 3 tháng/cấp (tổng thời gian 1 năm).

2. Võ sinh viên: 6 tháng/cấp (tổng thời gian 2 năm).

3. Hướng dẫn viên: 12 tháng/cấp (tổng thời gian 4 năm).

4. Huấn luyện viên: 24 tháng/cấp (tổng thời gian 8 năm).

5. Võ giáo viên: 48 tháng/cấp (tổng thời gian 16 năm).

Điều 34. Phân định tuổi học

(xem liên kết kèm theo)

Điều 35. Chương trình huấn luyện

​(xem liên kết kèm theo)

Chương VIII
TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH


Điều 36. Nguồn thu kinh phí võ phái

Hội đồng quản trị võ phái có thể xây dựng và phát triển tài sản võ phái bằng cách:

1. Tiền gia nhập võ phái để thụ nghiệp 100.000đ.

2. Thọ lãnh trợ cấp của chính quyền, tiếp nhận các tài vật của các đoàn thể và mạnh thường quân ủng hộ.

3. Tổ chức các buổi biểu diễn, thi đấu võ thuật, xuất bản sách báo và các hoạt động gây quỹ khác với sự chấp thuận của chính quyền.

4. Quỹ thu của các võ đường hàng quý (mỗi võ sinh đóng 30.000đ).

5. Lệ phí cấp văn bằng và các khoản thu hợp pháp khác.

Điều 37. Các khoản chi phí võ phái

1. Chi phí cho các hoạt động của văn phòng và các Hội đồng quản trị võ phái.

2. Chi phí cho các lớp tập huấn, thi cấp bậc, đào tạo trọng tài và huấn luyện viên.

3. Chi phí cho các giải đấu võ phái và hỗ trợ cho các võ đường có đội tuyển tham gia các giải quốc gia, châu lục cũng như quốc tế.

4. Chi phí cho các quan hệ quốc gia và quốc tế.

5. Chi phí cho các hoạt động khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Trưởng phái viên và Hội đồng quản trị võ phái.

Điều 38. Nguyên tắc quản lý ngân sách võ phái

1. Trưởng phái viên có nhiệm vụ quản thủ tất cả các tài sản và ngân quỹ của võ phái.

2. Cán tràng võ phái chỉ được giữ một ngân khoản tối đa là 500.000đ (năm trăm ngàn đồng) qua sự phê kiểm của Trưởng phái viên, ngân khoản còn lại phải gởi tại một ngân hàng dưới trương mục ký thác mang danh hiệu võ phái.

3. Toàn thể nhân viên Hội đồng quản trị võ phái, học viên và võ sinh đều không có quyền đòi hỏi sự hoàn trả mọi tài vật và ngân khoản đã đóng góp vì bất cứ lý do nào, kể cả trường hợp bị khai trừ.

4. Trong trường hợp ngân quỹ của một võ đường không đủ khả năng đài thọ các phí khoản cần thiết, Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái có thể đề nghị lên Hội đồng quản trị võ phái để xin tài trợ.

5. Ngân khoản tài trợ sẽ tùy theo sự cứu xét và quyết định tối hậu của Hội đồng quản trị võ phái với sự phê chuẩn của Trưởng phái viên.

Điều 39. Nguyên tắc thu chi ngân sách võ phái

1. Võ đường thu quỹ của võ sinh hàng tháng, sau đó trích phần trăm gửi về Chi/Phân/Liên/Tổng đường võ phái cấp trên, tương tự các cấp cũng như thế và cuối cùng Tổng đường trích phần trăm gửi về võ phái.

2. Cán tràng võ phái, Hội đồng quản trị võ phái và Hội đồng quản đốc Tổng/Liên/Phân/Chi đường võ phái các cấp quản lý khu vực hành chính chịu trách nhiệm về mọi khoản thu chi và quyết toán của cấp đó.

3. Trưởng phái viên có thể tạo mãi biến dịch, kiến thiết các bất động sản thuộc quyền sở hữu của võ phái để thực hiện các mục tiêu ích lợi chung đã minh định nơi Chương I với sự đồng ý của đa số tương đối các Trưởng ban trong các Ban chuyên môn võ phái.

4. Cán tràng võ phái giữ nhiệm vụ kế toán về các chứng từ liên quan tới việc chi, thu của võ phái, cùng báo cáo tình hình tài chính của võ phái và võ đường trong mỗi buổi họp, cũng như chứng minh và giải đáp trực tiếp các chất chính trước Hội nghị thường niên và Đại hội đại biểu võ phái.

5. Trưởng tràng võ phái được quyền quyết định về mọi chi tiêu từ 500.000đ (năm trăm ngàn đồng) trở xuống, nếu chi tiêu một ngân khoản nào trên số đó đem ra thảo luận tại một buổi họp của Hội đồng quản trị võ phái đặt dưới quyền chủ toạ của Trưởng phái viên (các quyết định xuất ngân sẽ biểu quyết theo đa số tương đối của các Trưởng ban trong các Ban chuyên môn với quyền tài quyết thuộc về Trưởng phái viên).

Điều 40. Nguyên tắc hạch toán ngân sách võ phái

1. Các Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái được quyền sử dụng một phần tổng số hội phí của võ sinh đóng góp, để chi phí vào những công việc văn phòng và đài thọ lương bổng nhân viên.

2. Ngân khoản này sẽ do Hội đồng quản trị võ phái ấn định theo thể thức Chương này.

3. Trong khuôn khổ ngân khoản này, các võ đường được tự trị về tài chính với điều kiện phải báo cáo tình hình tài chính hàng quý về Hội đồng quản trị võ phái.

4. Mọi chi phiếu, phải có chữ ký của Cán tràng võ phái và xác nhận của Trưởng phái viên.

5. Tài sản võ phái cũng như võ đường phải được niêm yết cụ thể, rõ ràng để tránh tình trạng thất thoát.


Chương IX
QUY TẮC THƯỞNG PHẠT


Điều 41: Giáo huấn võ sinh

1. Võ sinh phải tuyệt đối tôn trọng, phục tùng quy tắc và bảo vệ võ phái, cũng như không được tự tiện thu nhận môn đồ hay thụ nghiệp phái võ khác khi chưa được sự chấp thuận của Trưởng phái viên.

2. Võ sinh phải liên tục góp sức phát huy nền võ thuật nước nhà nói chung, chấn hưng võ phái nói riêng và phải giữ thanh danh cho võ phái bằng cách giữ đúng những điều giáo huấn.

3. Cấm chỉ các võ sinh tư thù, tư oán, lập bè kết đảng, đánh hoặc hành hung lẫn nhau, cũng như giao tranh với các võ phái khác.

4. Võ sinh không được đem màu sắc chính trị vào võ đường hay võ phái hoặc đề cập phê bình các tôn giáo, đảng phái mà sanh ra mâu thuẫn.

5. Không được làm chuyện đồi phong bại tục, làm tổn thương danh dự của võ đường, sứt mẻ uy tín của võ phái và phương hại đến nền luân lý cổ truyền của dân tộc.

Điều 42. Quy tắc khen thưởng võ sinh

1. Võ sinh có đạo đức, thành tựu công phu, đoạt huy chương các cấp giải, giúp phát triển và làm rạng danh võ phái sẽ được khen thưởng.

2. Hình thức khen thưởng từ tuyên dương, giấy khen, tặng hiện vật, đặc cách cấp bậc, tặng kỷ niệm chương.

a) Tuyên dương võ sinh có nhiều cố gắng trong tập luyện và tu dưỡng đạo đức;

b) Khen tặng võ sinh có nhiều nổ lực trong tập luyện và tu dưỡng đạo đức;

c) Phần thưởng võ sinh có nhiều thành tích trong tập luyện và tu dưỡng đạo đức;

d) Thăng cấp bậc võ sinh có kỹ thuật chuyên môn cao và đạo đức tốt trong tu dưỡng;

e) Ghi tên vào sổ vàng và trao kỷ niệm chương võ sinh có nhiều công lao đóng góp việc trong xây dựng và phát triển võ phái;

Điều 43. Quy tắc kỷ luật võ sinh

1. Võ sinh làm trái điều lệ và nghị quyết của võ phái sẽ bị xử lý kỷ luật, từ khiển trách, cảnh cáo, kiểm điểm, hạ cấp bậc cho đến việc khai trừ khỏi võ phái.

a) Khiển trách bằng cách nhắc nhở võ sinh phạm lỗi biết khuyết điểm cần khắc phục hầu tránh tái phạm;

b) Cảnh cáo bằng cách bắt võ sinh phạm lỗi tự nhận lỗi trước đồng môn và hứa sẽ khắc phục nhằm mục đích răn dạy;

c) Kiểm điểm bằng cách bắt võ sinh phạm lỗi viết tự kiểm nhằm xem xét lại bản thân về việc đã làm;

d) Giáng cấp bằng cách không cho võ sinh phạm lỗi tham dự khảo thí một khóa và thông báo cho gia đình biết;

e) Khai trừ bằng cách ra quyết định khai trừ võ sinh phạm lỗi và thông báo đến cơ quan chức năng hữu quyền thu hồi bằng cấp chuyên môn;

2. Trường hợp khai trừ sẽ thông báo đến ngành TDTT các cấp và thông báo đến các võ phái bạn.

Điều 44. Quý tắc chế tài

1. Võ sinh được khen thưởng hay bị kỷ luật thuộc cấp nào phải do phân cấp đó đề nghị cấp trên trực tiếp quyết định.

2. Các Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái và các thành viên trong Hội đồng quản trị võ phái nếu bị kỷ luật, sẽ căn cứ đề nghị của các cấp quản lý và Hội đồng quản trị võ phái thông qua tại Hội nghị và Đại hội, Trưởng phái viên chuẩn y và ra quyết định.

3. Các hình thức kỷ luật này phải được tuân thủ chấp hành ngay dù có khiếu nại lên thượng cấp.

4. Khi võ sinh phạm lỗi bị trục xuất ra khỏi võ phái, thì Hội đồng quản trị võ phái phải triệu Đại hội để luận tội.

a) Người phạm lỗi được quyền biện minh tội trạng giữa Đại hội, những võ sinh hữu quyền hiện diện hay khiếm diện có quyền bênh vực hay chấp nhận tội trạng của người phạm lỗi bằng biểu quyết hay văn thỉnh;

b) Được hai phần ba (2/3) số người hiện diện trong Đại hội chung quyết thì tội trạng mới được thi hành;

c) Người bị Đại hội kết tội quyết định trục xuất ra khỏi võ phái, được quyền than thỉnh Trưởng phái viên ân giảm thành “Trục xuất có thời hạn” để đoái công chuộc tội;

d) Võ sinh bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi võ đường hay võ phái đều mất hết quyền lợi trong võ đường hoặc võ phái. Hội đồng quản trị võ phái phải thu hồi phù hiệu, huỷ diệt chứng chỉ và đăng trên ba tờ báo để thủ tiêu bản chứng chỉ của võ đường hay võ phái cấp mà đương sự không chịu hoàn lại.
 
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 45. Sửa đổi và bổ sung điều lệ

1. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có nội dung nào cần bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ mới, đại diện các Giám đốc/Chủ nhiệm võ đường võ phái phải báo cáo bằng văn bản lên Trưởng phái viên, chỉ có Trưởng phái viên và đại hội đại biểu võ phái mới có quyền tu sửa, bổ sung bản điều lệ này (sau khi đã thông qua Trưởng phái viên phê duyệt và quyết định).

2. Mỗi khi muốn sửa đổi một điều khoản nào trong bản điều lệ này, Hội đồng quản trị võ phái phải triệu tập một đại hội đại biểu hay chiếu theo đề nghị của một phần ba (1/3) tổng số cử tri hữu quyền thuộc thành phần tham dự đại hội đại biểu đã quy định trong điều 11 nơi Chương III.

3. Số đại biểu tham dự phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập tham dự thì đại hội đại biểu mới có giá trị.

4. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ phải được trên hai phần ba (2/3) số đại biểu chính thức có mặt tại đại hội đại biểu biểu quyết tán thành.

5. Sự sửa đổi và bổ sung điều lệ (nếu có) không được trái với tôn chỉ, mục đích nơi Chương I và truyền thống tổ chức đã nêu lên ở điều 12 thuộc Chương III.

Điều 46. Điều khoản thi hành

1. Điều lệ gồm 10 (mười) chương, 46 (bốn mươi sáu) điều được Trưởng phái viên Võ Bình Việt soạn thảo tại số nhà 374, tổ 2B, ấp Tân Long 2, xã tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, Việt Nam, từ đầu năm 2000 và hoàn thành vào ngày 01 tháng 01 năm 2017 và có hiệu lực kể từ ngày ký (thay thế tất cả các bản điều lệ trước đây).

2. Các quy định chung minh định nơi Chương I cùng các điều khoản quy định ở chương này không được sửa đổi.

3. Nguyên tắc và truyền thống tổ chức võ phái của Trưởng phái viên Võ Bình Việt t