Võ học của Môn Phái Võ Lâm Bình Định Việt Nam là một môn phái võ đạo, đáp ứng lập tức hai tiêu chí võ công và võ đạo (rèn đức - luyện tài) nên phù hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp với cả nam lẫn nữ.

Hệ thống đào tạo của môn phái được phân thành hệ thống khoa học, sắp xếp hợp lý từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, phù hợp với mọi lứa tuổi. Do yêu cầu công việc, nghề nghiệp, cũng như thể chất của mỗi môn sinh khác nhau nên có chế độ tập luyện tương ứng thích hợp nhằm đạt được những hữu dụng với hoàn cảnh sống và hoạt động thực tế như sau:

1. Chương trình đào tạo dành cho lứa tuổi:

- Với lứa tuổi thiếu nhi (từ 5 đến 6 tuổi), nhi đồng (từ 7 đến 10 tuổi) và thiếu niên (từ 11 đến 17 tuổi): có hệ thống bài võ, đối luyện, khí công nhằm rèn luyện tốt sức mạnh và thể chất, sự nhanh nhẹn dẻo dai, trí não phát triển tốt, giúp công việc học hành của lứa tuổi này được thông sáng, có tính kỷ luật cao.

- Với lứa tuổi thanh niên (từ 18 đến 27 tuổi) và thành niên (từ 28 đến 36 tuổi): có hệ thống bài võ, đối luyện, khí công nhằm luyện tập sức mạnh, sự dẻo dai, tính nhanh nhẹn linh hoạt, trí não phát triển hài hòa, cân đối về thể chất và tinh thần, duy trì tốt sự đoàn kết, tính kỷ luật, kiến tạo cho thanh niên một hành trang vào đời, phát triển sự nghiệp, phụng sự Tổ quốc.

- Với lứa tuổi trung niên (từ 37 đến 49 tuổi): có hệ thống bài võ, nội khí công đặc biệt nhằm phát triển tốt cả hai mặt thể chất và trí não, giúp việc phát huy tốt về tri thức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

- Với lứa tuổi lão niên (từ 50 tuổi trở lên): có hệ thống bài võ, nội khí dưỡng sinh công rèn luyện, giúp người tập có sức khỏe tốt, ít bệnh tật, sống lâu chậm già, sống vui khoẻ, sống có ích, an vui, trường thọ.

2. Chương trình đào tạo đối tượng đặc biệt: dành cho lực lượng vũ trang nhân dân, một số cơ quan có nhu cầu bảo vệ nhà máy, xí nghiệp mang tính chất nghiệp vụ.

3. Chương trình đào tạo dưỡng sinh chữa bệnh: các bài dưỡng sinh, khí công, nội công... nhằm giúp cho người tập mạnh gân cốt, máu huyết lưu thông, đều hòa nhịp thở và nhịp tim, giúp kéo dài tuổi thọ.

4. Chương trình đào tạo nghiên cứu với báo, đài truyền hình: các bài đấu luyện, hoạt cảnh, phim tài liệu, biên soạn và chỉ đạo võ thuật, biểu diễn đóng thế Cascaduer trong các pha mạo hiểm, kịch tính...

5. Chương trình đào tạo căn bản và nâng cao: dành cho khảo thí cấp bậc được ấn định theo chương trình khung thống nhất. Tất cả các đơn vị, võ đường thực hiện giảng dạy bộ môn võ thuật Môn Phái Võ Lâm Bình Định Việt Nam đều phải tuân theo chương trình khung này để đảm bảo chất lượng nội dung giảng dạy không bị thừa hoặc thiếu.

Added by: Chưởng môn nhân Nguyễn Thái Bình (admin)

Môn Phái Võ Lâm Bình Định Việt Nam vận dụng đúng bản chất vận động của các nguyên lý ngũ hành, âm dương, kình, khí, mạch… trên tinh thần chủ đạo của Trung y "Thông bất thống, thống bất thông” (Thông thì không có bệnh, bệnh là do không thông).

Thực tiễn đã có nhiều môn sinh qua tập luyện đã giảm hoặc hết hẳn các chứng bệnh thông dụng như: các bệnh về mắt (cận, viễn, loạn); các bệnh liên quan đến lục phủ ngũ tạng như viêm gan, đau tim, đau thận, huyết áp…

Added by: Chưởng môn nhân Nguyễn Thái Bình (admin)

Mọi môn sinh khi đăng ký tập luyện tại Môn Phái Võ Lâm Bình Định Việt Nam được yêu cầu tóc tai gọn gàng, trang phục tươm tất, có thái độ cư xử đúng mực, tập luyện nghiêm túc.

Added by: Chưởng môn nhân Nguyễn Thái Bình (admin)

Khi đến đăng ký tập luyện tại Môn Phái Võ Lâm Bình Định Việt Nam, môn sinh cần đem theo 1 hình thẻ 3 × 4cm, điền thông tin vào Đơn đăng ký nhập học. Đối với môn sinh dưới 18 tuổi phải do phụ huynh đến đăng ký ghi danh.

Added by: Chưởng môn nhân Nguyễn Thái Bình (admin)

Hệ thống cấp bậc của Môn Phái Võ Bình Việt có 25 cấp được chia thành 5 bậc. Môn sinh muốn được khảo thí nâng cấp bậc phải hội đủ các điều kiện về tuổi tác, đạo đức nghề nghiệp, trình độ văn hóa, không vi phạm quy chế võ thuật và pháp luật, có học lực tốt với thời gian tập luyện quy định.

Hệ thống cấp bậc của Môn Phái Võ Bình Việt có 25 cấp được chia thành 5 bậc. Môn sinh muốn được khảo thí nâng cấp bậc phải hội đủ các điều kiện về tuổi tác, đạo đức nghề nghiệp, trình độ văn hóa, không vi phạm quy chế võ thuật và pháp luật, có học lực tốt với thời gian tập luyện quy định.

Khi hoàn thành khóa học, mỗi môn sinh sẽ trải qua kỳ khảo thí về võ lý và võ công để xác định cấp bậc của mình, tương ứng với các cấp học như sau:

  • BẬC VÕ SINH VIÊN
  1. Huyền đai vô đẳng
  2. Huyền đai nhất đẳng
  3. Huyền đai nhị đẳng
  4. Huyền đai tam đẳng
  • BẬC MÔN SINH VIÊN
  1. Thanh đai vô đẳng
  2. Thanh đai nhất đẳng
  3. Thanh đai nhị đẳng
  4. Thanh đai tam đẳng
  • BẬC HƯỚNG SINH VIÊN
  1. Hồng đai vô đẳng
  2. Hồng đai nhất đẳng
  3. Hồng đai nhị đẳng
  4. Hồng đai tam đẳng
  • BẬC HUẤN SINH VIÊN
  1. Hoàng đai vô đẳng
  2. Hoàng đai nhất đẳng
  3. Hoàng đai nhị đẳng
  4. Hoàng đai tam đẳng
  • BẬC GIÁO SINH VIÊN
  1. Bạch đai vô đẳng
  2. Bạch đai nhất đẳng
  3. Bạch đai nhị đẳng
  4. Bạch đai tam đẳng
  • Bạch đai tứ chỉ (đai dành riêng cho người đứng đầu môn phái, môn sinh tuyệt đối không được sử dụng).

Môn sinh cần đạt chuẩn về võ công và võ đạo để chính thức được xét duyệt trở thành môn đồ kể từ Thanh đai vô đẳng. Từ đây môn đồ được xét duyệt trở thành Đệ tử chính thức của môn phái.

Added by: Chưởng môn nhân Nguyễn Thái Bình (admin)

Thời gian tập luyện tại các lớp học của Môn Phái Võ Lâm Bình Định Việt Nam như sau:

  • CÁC LỚP DƯỠNG SINH (TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7):
  1. Lớp buổi sáng: Từ 5 giờ 00 phút đến 7 giờ 00 phút.
  2. Lớp buổi tối: Từ 18 giờ 00 phút đến 20 giờ 00 phút
  • CÁC LỚP HUẤN LUYỆN VIÊN (TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7):

Nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần yêu thích võ thuật chuyên sâu, môn phái có mở các lớp Đào tạo Huấn luyện viên phục vụ công tác huấn luyện và giảng dạy theo các giờ học sau:

  1. Lớp buổi trưa: Từ 11 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút
  2. Lớp buổi tối: Từ 18 giờ 00 phút đến 20 giờ 00 phút.
  • LỚP ĐỒNG NHI NĂNG KHIẾU (TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 7):

Môn sinh có thể đăng ký học 3 buổi/tuần hoặc 6 buổi/tuần.

  1. Lớp buổi trưa: Từ 11 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút
  2. Lớp buổi tối: Từ 18 giờ 00 phút đến 20 giờ 00 phút.
  • LỚP VÕ ĐẠO CHUYÊN TU (CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN):
  1. Lớp buổi trưa: Từ 11 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút
  2. Lớp buổi tối: Từ 18 giờ 00 phút đến 20 giờ 00 phút.

Đối với các lớp đặc biệt hoặc huấn luyện nhóm theo yêu cầu, môn phái có thể sắp xếp mở lớp theo các giờ khác trong ngày.

Added by: Chưởng môn nhân Nguyễn Thái Bình (admin)

Môn Phái Võ Lâm Bình Định Việt Nam luôn chú trọng rèn luyện thân tâm nên ngoài việc tập luyện võ thuật các ngày từ thứ 2 đến thứ 7, môn phái còn tổ chức học võ lý vào lúc 18h00 mỗi tuần Chủ nhật với các nội dung: Võ lý (nghệ thuật chiến đấu ứng dụng), Y thuật, Văn hóa dân tộc do Chưởng môn nhân giảng dạy.

Added by: Chưởng môn nhân Nguyễn Thái Bình (admin)

Môn Phái Võ Lâm Bình Định Việt Nam đã xây dựng giáo án chuyên biệt cho lứa tuổi đồng nhi, xem đây là lực lượng nòng cốt và đặt lên ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt môn phái chú trọng phát triển tính tự nhiên "thuần phát” của lứa tuổi hồn nhiên này, các em vẫn được học tập đầy đủ toàn bộ các nội dung của môn phái tuy nhiên không gây áp lực, không mang nặng tính giáo điều. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết giáo dục thế hệ trẻ phát triển đúng đắn tài năng và phẩm chất đạo đức của mình.

Added by: Chưởng môn nhân Nguyễn Thái Bình (admin)

Môn Phái Võ Lâm Bình Định Việt Nam có lớp Huấn luyện viên còn được gọi là lớp Tinh môn.

Ngoài những nội dung học tập của lớp phong trào, môn sinh của lớp Huấn luyện viên còn được học nhiều nội dung cao cấp khác để phục vụ công tác huấn luyện và giao lưu biểu diễn trong và ngoài nước như: Võ trận (được xây dựng theo lối trận pháp, binh pháp của dân tộc Việt Nam); Nội công; Nghệ thuật chiến đấu cao cấp; Các bài võ đấu luyện tay không, binh khí, ngũ hành quyền; đông y; ngoại ngữ; Vi tính, Ngoại ngữ…

Added by: Chưởng môn nhân Nguyễn Thái Bình (admin)

Nội quy là những điều quy định để võ sinh tự giác thực hiện nghiêm chỉnh phương châm sống theo võ đạo để trở thành một người vừa có tài lại có đức. Với mục đích là để bảo vệ sự nghiệp của võ phái, uy tín của Trưởng phái viên và Ban chấp hành.
Nội quy là những điều quy định để võ sinh tự giác thực hiện nghiêm chỉnh phương châm sống theo võ đạo để trở thành một người vừa có tài lại có đức. Với mục đích là để bảo vệ sự nghiệp của võ phái, uy tín của Trưởng phái viên và Ban chấp hành.



Nội quy không ràng buộc như pháp luật nhưng là nền tảng duy trì sự bền vững của võ phái, làm tấm gương để tất cả võ sinh tự soi mình, so sánh những hành vi, lời nói của mình với từng điều, từng nội dung mà tự sửa sai mọi lúc, mọi nơi.

Chính vì vậy, nội quy không đưa ra những hình thức kỷ luật mà chỉ nêu ra những điều đúng cần làm và điều sai nên tránh. Những quy định đó được xây dựng trên cơ sở đạo lý, để võ sinh lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành vi, lời nói của mình.

Người vi phạm nội quy là người đánh mất phẩm chất võ sinh, tự mình không còn xứng đáng là thành viên và như thế là tự mình đã khai trừ mình ra khỏi võ phái. Sự khai trừ đó là sự khai trừ vô hình, không văn tự, không công bố, nó đã hiện hữu trong lương tâm của người đó mà không cần một hình thức khai trừ nào khác.

Nếu vi phạm một trong các điều trên thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định võ phái và pháp luật của nhà nước.