[ Updated threads · New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
TRUYỆN NGẮN
adminDate: Wednesday, 13/07/2016, 11:37:25 | Message # 1
Lieutenant
Group: Người quản trị
Messages: 54
Reputation: 0
Status: Offline
HẮN
Tác giả: Nguyễn Thái Bình

Cứ mỗi lần hắn nhắc lại chuyện quá khứ, là lòng hắn không thể kiềm chế lại được nữa rồi. Hắn như một trẻ con chỉ lớn về mặt tuổi tác, song lại nhỏ về mặt tinh thần. Hắn mếu đấy! hắn mếu y hệt tụi nhỏ vẫn thường mếu khi không được mẹ cho quà bánh. Hắn xấu là thế đấy! Ôi! mếu xấu thiệt. Nhưng cũng đáng thương thiệt.

Thật buồn cười cái thằng nhỏ. À không? Hắn có còn nhỏ nhích gì nữa đâu? Nay hắn đã gần ba mươi cái tuổi đầu rồi còn gì nữa? Mà không? nói đúng ra thì hắn cũng chỉ có hai mươi bảy tuổi thôi mà. Cái tuổi vẫn còn gọi là tuổi đôi mươi cơ đấy. Cái tuổi vẫn còn được gọi là “non nớt” so với những cái hạng người được cho là thứ “lão luyện chợ đời”.

Bền ngoài thì ta trông hắn cứng cáp lắm, quặm trợn lắm, oai phong dữ dội lắm… nhưng có ai ngờ đâu, bên trong hắn là một thứ gì đó sền sệt, mềm nhũn như cục bột được nhồi liên tay trong hằng giờ vậy. Cái tính trẻ con vẫn còn bộc lộ trong hắn đến rõ như ni khi hắn cười và nói.

Là một cậu bé không cha, hắn sống với người mẹ tảo tần sớm tối trong cảnh nhà thiếu trước hụt sau, bữa cháo , bữa rau, đau không thuốc chữa vì nửa cắt cũng không có ở trong người. Rồi tháng ngày lây lất như hạt mưa vẫn lất phất ngoài hiên hay trên công viên vắng vẻ, hắn lớn lên trong tháng ngày buồn tẻ, buồn đến nhạt lòng, đến nao nao dòng nước chảy ngược trồi xuôi.

Hắn nuôi chí lớn, mộng với đời, hắn muốn làm một việc gì đó có ích cho non sông, đất nước. Làm gì? Một câu hỏi hắn thường đặt ra trước khi chìm sâu vào giấc ngủ mong manh. Phải làm gì đó? Một việc gì đó? Một việc gì mà khi con người ta thác về bên kia thế giới mà tiếng thơm của họ vẫn để lại ngàn đời, sáng ngời trong ý chí của biết bao thế hệ mai sau. Khi nhắc về tên hắn cũng vậy. Hắn thầm nghĩ thế, rồi cười khẩy một mình như những kẻ suy tình vẫn thường trộm nhớ người yêu trong ký ức.

Nhưng ôi thôi! Ước mơ cũng chỉ là mơ ước! Nhưng mơ ước thì có tội tình gì, có tốn kém gì mà chẳng dám ước mơ? Hắn sực tỉnh cơn say cổ tích phép mầu khi nghe tiếng mẹ hắn thều thào nói không ra tiếng

- Mẹ mệt quá con ơi!

- Cơn đau tim của mẹ lại lên rồi. Hắn biết ngay mà.

Hắn không nói một lời nào nữa, miệng hắn như đắng lại, gương mặt của hắn phờ phạc, nỗi sợ, nỗi lo cứ đua nhau kéo đến lũ lượt trên gương mặt đã cằn cỗi nay lại thêm bạc màu mà lại còn tái sắc trông kinh dị nhưng rất đáng thương.

- Mẹ! mẹ sao vậy mẹ? Để con đưa mẹ đến bệnh viện liền nha?.

Ôi! Biết làm sao đây! Làm sao bây giờ! Tiền đâu ra để đưa mẹ hắn cấp cứu đây nhỉ? Hắn quýnh cả lên rồi! Hắn chạy từ đầu trên, xóm dưới, tiền vay lăm cắt, bạc mượn vài đồng để mong kịp thời cấp cứu cho mẹ hắn.

Lạy trời phật cho mẹ hắn qua cơn nguy kịch. Ôi mừng quá! Phật trời cũng đã rũ lòng thương sót cho cảnh mẹ góa con côi, không tất đất cắm sào, sống dựa vào số tiền ba cọc ba đồng nhờ vào việc may vá. Đời quả là có vay thì phải có trả, đó là luật bù trừ của tạo hóa hằng sinh. Chỉ vì lao động cật lực lúc còn trẻ mà giờ đây sức khỏe của mẹ hắn đã trở nên tồi tàn đến thế cơ đấy.

Trông hắn khác xa với những đứa trẻ cùng trang lứa, hắn lầm lũi như một con trâu chỉ biết lầm lũi đi cày sáng sáng, chiều chiều. Đến tận bây giờ mà hắn vẫn chưa biết thế nào là con gái nữa cơ chứ? Cũng phải thôi! Vì hắn có thời gian đâu mà để ý, quan tâm đến những chuyện tư tình như thế cơ chứ? Vả lại hắn mặc cảm với thân phận đói rách, khổ nghèo, mẹ góa con côi, không quyền, không chức, không tài, chẳng đức, chỉ được cái chăm chỉ, cần cù, quyết chí mà thôi. Ôi! Chua xót quá đi! Cảnh đời?

Hắn vẫn thường ghẹo con sáo bên nhà hàng xóm hót véo von khi thấy hắn:

“Sáo sầu sáo sộ sáo sang sông
Sao sáo sang sông sáo sộ sầu”

Rồi hắn lại nhớ đến câu hát của Nhất Sinh trong bài “Chim sáo ngày xưa”: Ngày xưa em như chim sáo sống vô tư hay mộng mơ nhiều… Hắn cũng vậy đấy “Sống vô tư hay mộng mơ nhiều”.

BT, 30/10/14 - HPL


Trưởng phái viên Võ Bình Việt
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: