[ Updated threads · New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
DIỄN ĐÀN » TIN TỨC VÕ THUẬT » Võ cổ truyền » Môn phái » VÕ LÂM CHÁNH TÔNG
VÕ LÂM CHÁNH TÔNG
adminDate: Tuesday, 24/05/2016, 16:46:53 | Message # 1
Lieutenant
Group: Người quản trị
Messages: 54
Reputation: 0
Status: Offline
LƯỢC SỬ VỀ MÔN PHÁI VÕ LÂM CHÁNH TÔNG



Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh (tên thật là La Tô), biệt danh Sáu nhỏ sinh năm 1900 tại Chợ Lớn Sài Gòn. Cả cuộc đời ông sống kiếp phiêu bạt giang hồ, nay chỗ này mai chỗ khác, có những nơi ông chỉ ở vài tháng hoặc vài ba năm…


Do vậy, để tóm tắt về cuộc đời Người chúng tôi chỉ có thể đề cập tới 1 số thời điểm tương đối chính xác như sau:
* Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh là con trai út trong một gia đình đông con gồm 6 chị em. Do thể chất nhỏ bé và thường hay bị bệnh tật nên cha mẹ đã gửi ông cho người chú họ là Mộc Đức Thiền Sư với mong muốn ông được rèn luyện võ nghệ, tăng cường sức khỏe. Thấy La Tô nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn, tháo vát lại có năng khiếu về võ thuật, Mộc Đức Thiền Sư hết lòng quý mến truyền dạy võ nghệ cho cậu.
Năm 1913, được sự đồng ý của gia đình, 2 chú cháu khăn gói sang Trung Quốc. Từ đây, cậu bé La Tô được các Đạo sĩ trong chùa Phi Lai Tự (phía bắc Trung Quốc) thâu nhận. Họ dạy cho ông cách Thiền định và võ học của Bắc phái như: Côn Lôn, Cửu Ngũ Tam Vương, Xà Quyền…
* 9 năm sau, khi đi hành hiệp giang hồ, 2 chú cháu gặp lại Ngài Bắc Phong Hòa Thượng (người Trụ trì chùaThiếu Lâm Tự) là bạn của Mộc Đức Thiền Sư. Bắc Phong Hòa Thượng có một đệ tử nữ là bà Cẩm Tú. Thấy hai đệ tử của mình là một cặp trai tài gái sắc, tinh thông võ nghệ, hai thầy siết chặt tâm giao tác hợp cho họ thành đôi uyên ương.
(Xin lưu ý: người đã truyền dạy võ học phái Thiếu Lâm Tự là Bắc Phong hòa thượng và bà Cẩm Tú chứ không phải là thầy “Trường Giang Mạnh Vũ” như một số tài liệu đã đề cập).
Từ đó họ chuyên tâm vào việc trau dồi võ học, La Tô thì truyền lại cho Cẩm Tú tất cả những gì đã học được trong Chùa Phi Lai Tự còn Cẩm Tú lại dốc lòng truyền lại  môn võ học của nam phái Thiếu Lâm Tư cho La Tô. Từ đây bộ căn bản “Thất Thập Nhị Huyền Công” (72 thế căn bản tuyệt diệu nhất của Thiếu Lâm Tự), “Thập Bát La Hán Thế” bao gồm 18 chiêu thức chiến đấu (18 thế này đã được đúc thành 18 pho tượng ở Chùa Thiếu Lâm; “La Hán Thần Công” (18 chiêu thức tuyệt kỹ) đều được La Tô đón nhận, say mê luyện tập. Khi đã lĩnh hội được hầu hết những tinh hoa của thiếu lâm, kết hợp với một số người, La Tô vận dụng “Thất thập nhị Huyền Công”, 18 thế quyền La Hán kết hợp với quyền của bên Bắc phái sáng chế ra 18 bài quyền, (Bài thấp nhất có 21 thức chính, bài dài nhất có 73 thức chính). Trong 18 bài quyền này ông lấy “Thất Thập Nhị Huyền Công” làm căn bản, lấy “Thập Bát Chưởng Công”, “Lục Bộ Thần Công” để ghép đan xen vào thành 18 bài quyền theo thứ tự từ thấp lên cao, riêng bộ La Hán Thần Công ông để vào chương trình Thượng Đẳng và đặt tên cho môn võ này là môn “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền”.
Attachments: 7483627.jpg (21.2 Kb)


Trưởng phái viên Võ Bình Việt
 
adminDate: Tuesday, 24/05/2016, 16:48:25 | Message # 2
Lieutenant
Group: Người quản trị
Messages: 54
Reputation: 0
Status: Offline
LƯỢC SỬ VỀ MÔN PHÁI VÕ LÂM CHÁNH TÔNG (Tiếp theo)


Võ sư Đặng Thiên Trực - Đệ tử của Võ sư
 Hùng Phong

* Cuối 1951, La Tô về Việt Nam, và đổi tên thành Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh. Tại tỉnh Tây Ninh, Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh được người trụ trì chính trong Tòa Thánh Cao Đài là ông Phạm Công Tắc mời về làm giáo đầu cùng với các ông Huỳnh Phú Sự (Huỳnh Sự) và một số người huấn luyện võ thuật cho các môn đệ trong Tòa Thánh Tây Ninh và một số ngôi chùa gần đó.
(Ông Huỳnh Sự đã từng kết nghĩa huynh đệ với Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh trong thời gian hành hiệp giang hồ ở Trung Quốc).
Trước khi có sự xuất hiện của Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh, các ông này đang dạy các môn sinh ở đây môn võ học Thiếu Lâm Tự phái Võ Đang.
Năm 1953, do những biến cố và sự thay đổi chính trị, xã hội lúc bấy giờ và với nhiều lý do khác nhau, người ta không còn thấy sự xuất hiện của các vị này đâu nữa. Họ ra đi để lại cho Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ản một số môn đồ của phái Võ Đang. Chính từ đây 3 đệ tử chính thức được ông thâu nhận làm đệ tử của phái “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền” do ông chế tác ra đời với các tên và niên hiệu như:
- Thầy Tư Thông niên hiệu là Bắc Quyền Vương.
- Thầy Tám Tửu niên hiệu là Trung Quyền Vương.
- Thầy Nguyễn Thành Nghiêm niên hiệu là Nam Quyền Vương
Với nhóm “Tam Vương” này, ý đồ của Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh mong muốn ba đệ tử của mình sẽ chia nhau ra ba miền của đất nước, truyền thụ và mở mang môn phái. Rất tiếc, ý đồ của ông chưa kịp thực hiện, đất nước xảy ra chiến tranh. Tranh giành giữa các bè phái, hai thầy Tư Thông và thầy Tám Tửu trôi dạt đi đâu không ai biết.
* Năm 1954, Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh về các tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ mở lớp dạy võ ở Cần Thơ, Cà Mau...
Những môn võ do ông truyền dạy ở đây chỉ là bộ “Thất Thập Nhị Huyền Công” kết hợp với quyền pháp của phái Bắc Phái.
Năm 1960, ông quay về Sài Gòn mở lớp dạy võ ở Tổng Nha Cảnh Sát và khu vực Chợ Lớn.
Giai đoạn này, nhóm đệ tử được ông thâu nhận chính thức lần 2 gồm 5 người và được đặt tên là nhóm “Ngũ Đế”, trong đó:
- Võ sư Hàng Thanh được đặt niên hiệu là Bạch Đế.
- Võ sư Âu Vĩnh Hiền (Hùng Phong) được đặt niên hiệu là Xích Đế.
- Võ sư Lạc Hà được đặt niên hiệu là Hắc Đế.
- Võ sư Từ Võ Hạnh được đặt niên hiệu là Huỳnh Đế.
- Võ sư Văn Ngọc Thạch được đặt niên hiệu là Thanh Đế.
Do lúc đó, hoàn cảnh mấy thầy trò đều khó khăn về kinh tế, Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh đã giao cho Võ sư Nguyễn Thành Nghiêm (đệ tử còn lại trong nhóm “Tam Vương” lúc này đã được Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh đặt lại pháp danh mới là “Trường Long Phong Vũ”) trợ giúp cho nhóm “Ngũ Đế” làm sách về võ thuật bán ra thị trường. Và cũng trong thời điểm  này cả thầy trò nhất trí lấy ngày 09 tháng giêng (âm lịch) là ngày thành lập môn phái “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền” do chính Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh chế tác ra, đồng thời giao cho Võ sư Nguyễn Thành Nghiêm làm Trưởng bộ môn này.
Attachments: 4094263.jpg (25.2 Kb)


Trưởng phái viên Võ Bình Việt
 
adminDate: Tuesday, 24/05/2016, 16:50:10 | Message # 3
Lieutenant
Group: Người quản trị
Messages: 54
Reputation: 0
Status: Offline
LƯỢC SỬ VỀ MÔN PHÁI VÕ LÂM CHÁNH TÔNG (Tiếp theo)



Võ sư chưởng môn Nguyễn Thành Nghiêm


* Võ sư Nguyễn Thành Nghiêm sinh năm 1940 (trong giấy tờ ghi là 1942) tại An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Gia Định trong một gia đình cách mạng. Cha ông là cụ Nguyễn Văn Mỳ dạy học trong chiến khu D, mẹ ông cụ Phan Thị Cước ở nhà vừa tần tảo nuôi các con ( 2 trai, 1 gái), vừa làm công tác nuôi giấu cán bộ và tiếp tế lương thực cho bộ đội trong chiến khu D. Sự nghiệp võ thuật đến với ông cũng khá tình cờ.
Theo lời Võ sư Nguyễn Thành Nghiêm kể lại thì ngày đó vợ chồng người anh trai của cha ông bị chết trong một tai nạn để lại một cậu con trai cũng trạc tuổi võ sư. Trước khi tạ thế, vợ chồng họ đã nhờ cha của ông đưa cậu bé vào quy y nơi cửa phật. Theo lời người đã khuất, cha ông đã đưa cậu bé vào một ngôi chùa thiếu lâm gần Tòa thánh Cao Đài ở tỉnh Tây Ninh nhưng chú bé mới 7 tuổi này không quen nơi chốn lạ nên thường xuyên trốn khỏi chùa và tìm đường về nhà. Cha của ông đành phải đưa cậu con trai của mình là chú bé Nguyễn Thành Nghiêm vào chùa ở cùng với chú bé kia cho có bè bạn. Ngày ngày, hai cậu bé nửa ngày tới trường học chữ, nửa ngày còn lại được các nhà sư cho học kinh phật và học võ học của Phái Võ Đang…
Thời gian thấm thoát trôi đi, tuy là môn đồ nhỏ tuổi nhất nhưng với bản chất thông minh, khỏe mạnh và lanh lợi, cậu bé Nguyễn Thành Nghiêm được các thầy và các sư môn trong chùa quý mến. Đặc biệt có một ông (cậu bé Nghiêm gọi là Sư Thúc) tên là ông Ngôn, sau mỗi buổi tập luyện cùng với các sư huynh đệ, Nguyễn Thành Nghiêm lại được ông Ngôn truyền dạy thêm cho các chiêu thức để hóa giải các chiêu thức đã được học chung với các môn đồ. Chính nhờ vậy Nguyễn Thành Nghiêm có sự tiến bộ vượt trội, tuy nhỏ tuổi nhưng năm 18 tuổi ông đã được các thầy trong chùa tin tưởng giao cho làm Trưởng Tràng của Phái Võ Đang.
Lại nói về thầy Huỳnh Sự – thầy dạy trực tiếp cho Nguyễn Thành Nghiêm - do cảm mến người thanh niên có tư chất thông minh sáng dạ và đặc biệt là rất say mê luyện tập, trước khi giao lại lớp võ cho Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh, thầy Huỳnh Sự giao cho ông một bức thư bảo ông đưa lại cho Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh. Nội dung bức thư là nhờ Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh truyền dạy cho người đệ tử nhỏ tuổi này thêm một số bộ  trong bộ “La Hán Thần Công” mà ông chưa kịp truyền dạy. Một phần, có lẽ là nhờ lá thư của người huynh đệ gửi gắm, Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh cũng nhận thấy ở con người Nguyễn Thành Nghiêm có những tố chất đặc biệt để có thể là một truyền nhân võ thuật nên Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh đã truyền dạy hết cho ông các chiêu thức trong bộ La Hán Thần Công và bộ “Di Ảnh Kỳ Hình” (Di ảnh kỳ hình là các chiêu thức được nâng cao từ bộ “Lăng ba di bộ”).
* Năm 1974, Sài Gòn liên tục bất ổn do chiến tranh, Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh trở lại các tỉnh miền Tây tiếp tục mở lớp dạy võ. Đến cuối 1976, Sài Gòn được giải phóng, trật tự được lập lại, Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh trở về Sài Gòn. Lúc này nhóm “Ngũ đế” có một số người xuất cảnh đi nước ngoài, chỉ còn lại Võ sư Hàng Thanh và Võ sư Văn Ngọc Thạch nhưng chỉ mấy tháng sau, hai vị này cũng đi xuất cảnh. Như vậy nhóm “Ngũ Đế” cũng không còn lại ai.
Nghe tin Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh đã trở về Sài Gòn, Võ sư Trưởng môn Nguyễn Thành Nghiêm đã đón ông về nhà riêng của võ sư trên đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP.HCM.
Thời điểm này, hai thầy trò nhận dạy ở nhà và trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Nhà riêng của hai thầy trò nhỏ bé, võ sinh thì đông. Do vậy có một số võ sinh đang theo học có nhà ở huyện Thủ Đức (nay là quận Thủ Đức), TP.HCM đã mời hai thầy trò về mở lớp. Tại đây, nhóm đệ tử được ông thâu nhận chính thức lần thứ 3 với tên gọi là nhóm “Thập Nhị Sư Truyền” gồm có 12 người như: Thầy Tư Tượng,Thầy Mỹ, Minh Méo, Minh ‘Đồng hồ’, Tâm, Tân… Nhóm này mới tập luyện được ít tháng  thì Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh phát giác ra trong nhóm này có một số người ở võ đường hoặc võ phái khác nhập vào nhóm này với mục đích chỉ học lấy võ chứ không có ý thức xây dựng và phát triển môn phái. Do vậy Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh giải tán nhóm, chỉ giữ lại số người chưa theo môn phái nào đồng thời tuyên bố giải tán lớp võ ở đây và ông về ở tại nhà một học trò nhà ở quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Attachments: 6310238.jpg (45.6 Kb)


Trưởng phái viên Võ Bình Việt
 
adminDate: Tuesday, 24/05/2016, 16:51:50 | Message # 4
Lieutenant
Group: Người quản trị
Messages: 54
Reputation: 0
Status: Offline
LƯỢC SỬ VỀ MÔN PHÁI VÕ LÂM CHÁNH TÔNG (Tiếp theo)

* Đến năm 1999, nhân ngày lễ chúc thọ của mình (ngày 09 tháng Giêng) trước tất cả các đệ tử ở khắp các nơi cùng các nhà báo trở về đây chúc thọ, Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh trịnh trọng tuyên bố chính thức trao lại chức: Trưởng phái “Võ Lâm Chánh Tông – Đoàn Tâm Ảnh” (bao gồm 2 phái Bắc phái và Nam phái) cho nguyên Chưởng môn “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền” – Võ sư Nguyễn Thành Nghiêm tại Tổ Đường “Võ Lâm Chánh Tông - Đoàn Tâm Ảnh” tọa lạc 26/8Q  Ấp Đông Lân – Bà Điểm – Hóc môn – TP. HCM.
* Ngày 03/11/2008 (tức ngày 06/10 năm Mậu Tý), lão Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh tạ thế, hưởng dương 109 tuổi. Ông mất đi để lại cho các thế hệ sau một kho tàng tài liệu về võ thuật; từ các bí kíp võ thuật của Bắc phái như “Côn Lôn”, “Cửu Ngũ Tam Vương”, “Xà Quyền“… cho đến tài liệu về võ học của phái “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền” và cả những kinh nghiệm mà ông đã đúc rút ra trong suốt cuộc đời phiêu bạt giang hồ của mình.

Để tưởng nhớ đến người đã chế tác ra phái “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền”, lão Võ sư trưởng phái Nguyễn Thành Nghiêm và Ban huấn luyện môn phái đã quyết định:
1.  Lấy ngày mất  của ông (06/10 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ môn phái).
2. Cải tiến phương pháp truyền dạy cho phù hợp với thời đại cũng như khả năng tiếp thu, luyện tập của các môn sinh (phương pháp này sẽ được nói rõ trong bài  viết khác).
3. Bổ sung thêm vào quyền pháp những chiêu thức của phái Võ Đang: Trong các bài quyền có một số chiêu thức đòi hỏi quá cao về trình độ kỹ thuật, với điều kiện và thời gian như hiện nay các môn sinh không thể luyện tập được. Do vậy, môn phái đã thêm hoặc bổ sung vào đó những chiêu thức của Võ Đang nhằm giúp cho môn sinh dễ tập luyện mà lại tăng thêm hiệu quả khi chiến đấu.
4. Truyền bá Tuyệt Kỷ: Trong “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền” có bộ “La Hán Thần Công” gồm 18 chiêu thức tuyệt kỷ, được gắn  thành 9 đoạn, mỗi đoạn có 2 chiêu thức do vậy còn có tên gọi là “Cửu Khúc Liên Hoàn”.
Trước đây nó chỉ được truyền lại cho một đệ tử chân truyền của thế hệ để người này sẽ kế nhậm chức trưởng phái và đến thế hệ kế tiếp sau cũng vậy. Nhưng từ nay, khi các môn sinh đã tập luyện và đạt đến trình độ cao sẽ được thầy Trưởng phái truyền dạy cho 1 đoạn (gồm 2 chiêu thức) trong bộ “La Hán Thần Công” đó. Hy vọng những đổi mới này của môn phái sẽ làm ấm lòng Người sáng tổ. Đây cũng là một cơ hội, một thử thách mới cho Ban huấn luyện và thầy Trưởng phái Nguyễn Thành Nghiêm. Mong muốn trong những chặng đường tiếp theo sẽ đáp ứng và làm hài lòng bất cứ ai đã, đang và sẽ theo tập luyện môn này.
Võ thuật giúp cho chúng ta nâng cao thể chất, tăng cường sức khỏe, minh mẫn, sáng suốt và đặt biệt không run sợ trước bất cứ kẻ thù nào như cố Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh đã nói:
"Ngày nay, thời của súng nhưng việc luyện tập võ thuật vẫn là nhu cầu cần thiết vì: Học võ để được ba điều hay - Hoàn lão trường sinh sống lâu ngày - Ba môn tự vệ phòng thân đó - Trung hiếu đạo người không đổi thay".


Trưởng phái viên Võ Bình Việt
 
DIỄN ĐÀN » TIN TỨC VÕ THUẬT » Võ cổ truyền » Môn phái » VÕ LÂM CHÁNH TÔNG
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: